Thủ tục nhập cảnh Việt Nam có khó không? Người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa gì? Các chính sách nhập cảnh Việt Nam mới nhất năm 2023.

Tại Việt Nam ngày 01/4/2020 Thủ tướng chính phủ Việt Nam công bố dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước. Thời gian xảy ra dịch bệnh từ ngày 23/01/2020, khi có ca mắc đầu tiên tại Việt Nam. Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trong gần 2 năm qua khiến cho chính phủ phải ban hành các chính sách thắt chặt trong mọi phương diện, trong đó có chính sách nhập cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài.

Nhưng tới thời điểm hiện tại là cuối năm 2022, sau khi trải qua nhiều đợt cải cách, chính phủ Việt Nam đã gần như nới lỏng hầu hết các chính sách nhập cảnh. Vậy cụ thể tình hình nhập cảnh Việt Nam hiện giờ như nào? Hãy cùng Dự Hồ tìm hiểu nào!

Năm 2023 người nước ngoài có thể nhập cảnh Việt Nam bằng những loại visa nào?

Thị thực Việt Nam là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Bất kể bạn sử dụng hình thức và loại visa nào, bạn cũng cần phải đảm bảo hộ chiếu của mình còn hạn.

Cụ thể chi tiết:

  1. Miễn thị thực (hay còn được gọi là Miễn Visa, visa free)
  • Bắt đầu từ 15/03/2022 Việt Nam áp dụng lại chính sách miễn thị thực song phương cho các nước thuộc khối ASIAN, cụ thể danh sách như sau:
  • Ngoài ra, theo nghị quyết số 32/NQ-CP Việt Nam thực hiện việc miễn thị thực cho công dân các nước  Cộng Hòa Liên Bang Đức, Italya, Tây Ban Nha, Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bê -la- rút, xem danh sách dưới:
  • Miễn thị thực cho Thẻ đi lại doanh nhân APEC (ABTC) được miễn visa nhập cảnh và lưu trú tại Việt nam tối đa 60 ngày;
  • Miễn thị thực 3 tháng cho người nước ngoài có hộ chiếu công vụ;
  1. Thị thực điện tử (hay còn gọi là visa điện tử, evisa)

Thị thực điện tử là một loại thị thực do Việt Nam cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau qua hệ thống giao dịch điện tử. Thị thực điện tử Việt Nam có giá trị một lần, thời hạn không quá 30 ngày. Phí cấp thị thực điện tử được nộp qua cổng thanh toán điện tử là 25$, và không được hoàn trả trong trường hợp bị từ chối.

Có 80 quốc gia được xin cấp thị thực điện tử Việt Nam, theo danh sách dưới đây:

  1. Visa du lịch (ký hiệu: DL)

Visa du lịch (DL visa) là loại thị thực sử dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích du lịch, thực hiện các kỳ nghỉ với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.

Điều kiện để cấp visa du lịch:

– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng

– Có vé khứ máy bay

– Có booking phòng khách sạn, tour du lịch.

  1. Giấy miễn thị thực (còn được nhiều người hiểu là Visa 5 năm)

Giấy miễn thị thực là loại giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam được cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Giấy này có giá trị thay thế thị thực Việt Nam để nhập cảnh với mục đích thăm thân, giải quyết việc riêng.

Người nhập cảnh Việt Nam bằng Giấy miễn thị thực được tạm trú tại Việt Nam không quá 06 tháng cho mỗi lần nhập cảnh (nếu thời hạn Giấy miễn thị thực còn dưới 06 tháng thì được tạm trú cho đến khi hết hạn) và được gia hạn không quá 06 tháng, nếu có lý do chính đáng.

Giấy miễn thị thực có giá trị dài nhất là 05 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ cư trú của nước ngoài là 06 tháng.

  1. Visa thăm thân (Ký hiệu: TT)

Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc Là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Visa thăm thân có thời hạn lưu trú tối đa là 12 tháng, có thể nhập cảnh nhiều lần.

  1. Visa Doanh Nghiệp (Hay còn gọi là visa thương mại, visa công tác ký hiệu: DN)

Người nước ngoài muốn vào Việt Nam làm việc, kinh doanh, đầu tư, họp, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam đều cần phải xin thị thực Doanh nghiệp Việt Nam.

Để xin visa thương mại Việt Nam (visa DN Việt Nam), người nước ngoài phải đảm bảo đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

  • Không bị cấm nhập cảnh Việt Nam.
  • Có công ty bảo lãnh thành động và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Có hộ chiếu hợp lệ, còn hạn ít nhất 6 tháng từ ngày nhập cảnh Việt nam và còn ít nhất 02 trang trống.

Thời hạn lưu trú của visa Doanh nghiệp tối đa 3 tháng và có thể được nhập cảnh nhiều lần.

  1. Visa lao động (Hay còn gọi là visa công tác, ký hiệu: LD)

Tư vấn các dịch vụ doanh nghiệp cho khách hàng

  • Tư vấn 1-1

  • Chi phí minh bạch, cạnh tranh

  • Thủ tục đơn giản

  • Trả kết quả đúng hạn

DỊCH VỤ LIÊN QUAN