TRUNG QUỐC VỚI 15 BIỆN PHÁP MỞ CỬA KINH TẾ

TRUNG QUỐC VỚI 15 BIỆN PHÁP MỞ CỬA KINH TẾ

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, cải cách mở cửa là chính sách cơ bản của Trung Quốc. Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc sẽ luôn được thực hiện. Mới đây, Trung Quốc đã đưa ra 15 biện pháp liên quan đến mở rộng dòng vốn nước đầu tư ngoài, ổn định quy mô đầu tư nước ngoài, công bố “mục lục ngành nghề được khuyến khích đầu tư nước ngoài” phiên bản năm 2022. Điều này đã thể hiện đầy đủ quyết tâm không đổi của Trung Quốc về mở cửa đối ngoại.

Kể từ thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức vào tháng 3-2013, trọng tâm và phương pháp chính sách ngoại giao của đất nước này đã có hàng loạt những sự điều chỉnh lớn, phù hợp và tương ứng với sự thay đổi phát triển của môi trường quốc tế. Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc đã chấm dứt thời kỳ “giấu mình chờ thời” để vươn ra thế giới.

Shanghai Port- Cảng Thượng Hải

Phát biểu trong lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa ngày 18-12 vừa qua, ông Tập ca ngợi cải cách mở cửa là cuộc cách mạng vĩ đại của trong lịch sử dân tộc và nhân dân Trung Quốc. Cuộc cách mạng này đã dẫn tới một cú nhảy vọt về lượng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.

Công cuộc cải cách đã giúp hơn 800 triệu người Trung Quốc thoát đói nghèo và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc nắm giữ khoảng 10% tài sản toàn cầu và hiện có 600 tỷ phú, cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Tuy vậy, đi đôi với sự phát triển nhanh chóng là những hệ quả kèm theo. Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những món nợ lớn và sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo các số liệu thống kê cho biết, tăng trưởng của nước này đã chậm lại trong quý 3 năm nay, xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ và dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại trong quý 4 và nửa đầu năm 2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị tổng kết 40 năm
ngày nước này thực thi đường lối cải cách, mở cửa. Ảnh: Reuters

Đặc biệt, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6-2018 đã phát động cuộc chiến tranh thương mại bất ngờ và khốc liệt khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gặp nhiều khó khăn và phải xem xét lại các kế hoạch kinh tế của mình. Ông Trump đã đặt ra hàng rào thuế quan đối với một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc (với trị giá lên tới hàng trăm tỷ USD).

Ngược lại phương hướng tăng cường kiểm soát của ông Tập Cận Bình, Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải mở rộng cửa hơn và giảm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chính. Những tưởng Trung Quốc sẽ “thở phào” sau khi đạt được thỏa thuận “đình chiến” 90 ngày với Mỹ trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 1-12 vừa qua, thì vụ Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) của Tập đoàn Công nghệ Huawei theo yêu cầu của Mỹ lại xảy ra, đẩy Bắc Kinh và ông Tập vào “chiếu dưới” trước Mỹ.

“Ông Tập đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong suốt sự nghiệp của mình và vào lúc này, ông ấy không có nhiều lá bài như người Mỹ”, Willy Lam, giáo sư tại Đại học Hong Kong và là nhà phân tích Trung Quốc lâu năm cho biết.
Sau 40 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế của Trung Quốc đang đứng trước những thử thách do cuộc chiến thương mại với Mỹ gây ra. Đây thực sự là bài toán đau đầu đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc trong thời điểm hiện tại nhằm đưa cải thiện tình hình kinh tế vốn đang có dấu hiệu chững lại.


Trung Quốc nỗ lực đưa doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu mới. Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy các công ty trong nước mở rộng xuất khẩu sau khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách phòng dịch. Ít nhất có 9 tỉnh, bao gồm Quảng Đông, Triết Giang và Giang Tô, đang hỗ trợ kinh phí cho hàng trăm doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu tham dự các triển lãm quốc tế để lấy các đơn hàng nước ngoài. Đây là lần đầu tiên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tổ chức các dịch vụ rộng rãi như vậy cho doanh nghiệp ở cấp chính phủ kể từ sau đại dịch. Một số chính quyền địa phương thậm chí còn tổ chức các chuyến bay thuê bao để đưa các doanh nhân ra nước ngoài. Giáo sư kinh tế John Gong tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế có trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng: “Điều đó cho thấy các chính quyền địa phương này đang tuyệt vọng và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn thực sự. Chính phủ Trung Quốc đang tận dụng những cơ hội này để đưa ra thông điệp rằng Trung Quốc đã chuẩn bị mở cửa trở lại. Đây là một khởi đầu tốt và một cử chỉ tốt, mặc dù không rõ liệu những sáng kiến này có mang lại sự gia tăng đáng kể trong đơn đặt hàng hay không”.

 Xuất khẩu là động lực tăng trưởng lớn nhất của Trung Quốc trong hai năm qua. Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc tính theo đồng đô la Mỹ đã giảm 8,7% trong tháng 11 so với một năm trước do Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt các biện pháp chống Covid trước khi nước này đột ngột thay đổi chính sách chống dịch trong tuần rồi. Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, cho biết ông dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ “vẫn khá yếu” trong vài tháng tới do tăng trưởng nhập khẩu nguyên liệu gia công và lắp ráp trong tháng 11 giảm mạnh. Đây là các chỉ dấu cho tăng trưởng xuất khẩu.